Cách Trồng Cây Chuối Sứ

kỹ thuật trồng chuối cấy mô

Cây chuối sứ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin, tinh bột, protein, các chất khoáng như magie, natri, canxi, kẽm, sắt, kali, phosphat,.. Do đó, chúng được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như kem chuối, chè chuối, chuối chiên, chuối nướng, chuối luộc…Không những chuối sứ có thể ăn chín mà lúc trái xanh sống còn có thể dùng trong rau ghém, đồ cuốn ăn kèm. Ngoài ra, trong chuối sứ còn chứa 2 hợp chất là Serotonin và Norepinephrine (NE) có tác dụng quan trọng trong y học.

cây chuối sứ
cây chuối sứ cho năng suất cao

Yêu Cầu Điều Kiện Sinh Thái Trồng Cây Chuối Sứ

  • Yêu Cầu Về Đất Đai Trồng Giống Cây Chuối Sứ

Cây chuối Sứ có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.

  • Yêu Cầu Về Khí Hậu Giống Cây Chuối Sứ

Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng từ 15-350C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng.

Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.

Ngoài ra, thời vụ trồng chuối cũng nên điều chỉnh tuỳ theo mùa vụ. Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu, hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.

 

giống chuối sứ
giống cây chuối sứ 3 tuần tuổi
  • Yêu Cầu Dinh Dưỡng Cây Chuối Sứ

– Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.

– Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.

+ Thiếu kali: cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.

+ Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt

+ Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.

– Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ.

– Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém.

cây chuối sứ
cách trồng cây chuối sứ

Đặc Điểm Giống Cây Chuối Sứ

  •  Mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
  • Nhưng để chuối cho thu hoạch vào đúng dịp tết, quả thơm ngon, mẫu mã đẹp, cần sự tính toán, khéo léo của người trồng. Và nông dân trồng chuối mỗi nơi lại có những bí quyết riêng, bởi đồng đất, khí hậu mỗi nơi mỗi khác.
  • Giống chuối nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.
  • Chiều cao cây giống :  7cm – 25cm
Cây chuối sứ
giống cây chuối sứ
Loại chuối này còn được nhân rộng và trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước từ Bắc vào Nam. Cây có biên độ thích nghi rộng với nhiều vùng miền trong cả nước. Lưu ý cây không chịu được ngập úng.

Kỹ Thuật Cơ Bản Trồng Giống Cây Chuối Sứ

  • Chuẩn bị đất trồng cây chuối sứ cấy mô

Để có thể sử dụng đất trồng cây chuối sứ thì bà con cần lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát tiêu nước tốt, tránh hiện tượng bị ngập úng, đất phải cày bừa kỹ, làm sạch các loại cỏ dại, tạo cho lớp đất luôn ở trạng thái tơi xốp.

Bà con lưu ý một điểm này là : đối với đất mới lên líếp thì thông thường chúng ta nên bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày

Đào hố trồng chuối: hố trồng chuối có kích thước 40 x 40 x 40cm. Vị trí hố nên để so le hình tam giác đều, hàng cách hàng 2–2.5m, cây cách cây 2m (mật độ 2200 cây/ha)

Quan trọng : Bà con cần bón lót cho mỗi hố: 20g HT Super Humic + 5kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK trôn với ít đất khô cho vào khoảng một phần hai hố.

  • Chọn giống cây phù hợp và cách trồng cây chuối sứ cấy mô

Khi bà con đã tin tưởng loại giống cấy mô thì mạnh dạn chọn cây chuối cấy mô cao 30– 40cm, đường kính thân 2cm và có từ 5–7 lá, cây to khỏe. Khi mang chuối cấy mô đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt. Khi đặt cây chuối cấy mô con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh mạnh tay mà làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu đất ngang bằng mặt đất, lấp đất nhẹ nhàng vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối là được, ém đất chung quanh gốc cho chặt rồi sau đó tưới nhiều nước, cây chuối caysamoo mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị ảnh hưởng bởi gió bão.

  • Tỉa chồi con

Công việc này thường thực hiện thường xuyên khi cây trong giai đoạn trưởng thành, thông thường mỗi cây mẹ chỉ nên để 2–3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ mạnh, cách gốc 10–20cm, có thời gian cách nhau 4 tháng, lúc này cây cho ra là cây con, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối đang lớn, nhằm hạn chế sự va chạm vào cây .

  • Chăm sóc buồng chuối khi trổ

Đến giai đoạn chăm sóc quan trọng này bà con nên lưu ý và ghi chép lại cẩn thận để dễ theo dõi. sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì chúng ta tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8–10 nải trên buồng tuỳ theo sinh trưởng của cây cũng như tùy vào thị trường và nhà vườn, nên cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó bà con tiếp tục phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi nilon màu xanh có lỗ thông khí nhé. Theo như kinh nghiệm cá nhân thì thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã.

  • Thu hoạch cây chuối sứ

Sau khi xuống cây chuối sứ đến giai đoạn được 11–12 tháng ta có thể bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch chuối lúc trái già cứng. Sau khi thu hoạch chuối xong rồi thì bà con hãy đốn bỏ thân giả của cây mẹ đã lấy buồng, sau đó thực hiện vệ sinh vườn sạch sẽ.

trái chuối sứ
trái chuối sứ

Mọi Thông Tin Chi Tiết Về Cách Chọn giống Chuối Sứ Cho Phù Hợp Mùa Vụ, Tư Vấn Về Cách Trồng Cũng Như Có Nhu Cầu Mua Cây Giống. Xin Vui Lòng Liên Hệ :  Ms. Thủy : 0936.56.11.78 ( Call, Zalo, Sms)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0936.56.11.78